Bạn đang muốn làm nhãn mác quần áo nhưng lại không biết các loại nhãn mác trên quần áo gồm những gì. Hãy cùng In Bắc Việt tìm hiểu về chất liệu, chức năng và công dụng từng loại nhé.
Các loại nhãn mác trên quần áo hiện nay khá đa dạng
Cũng giống như tem nhãn, nhãn mác quần áo là một hình thức tem mác quần áo. Nội dung của chúng cung cấp cho người mua biết các thông tin về loại quần áo đó.Một số thông tin nhãn mác quần áo cung cấp như: thương hiệu, số size, giá cả, chất liệu, hướng dẫn sử dụng…Đây là căn cứ để khách hàng lựa chọn sản phẩm và sử dụng đúng cách.Có thể coi tuy tem nhãn quần áo không phải là một bộ phận cấu thành sản phẩm, tuy nhiên nó là không thể thiếu trong quá trình bán hàng.Tem nhãn quần áo mang nhiều vai trò quan trọng trong việc định vị thương hiệu, tạo niềm tin cho khách hàng. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp kiểm soát sản phẩm do mình làm ra.
Nhãn mác ngày nay luôn luôn đi liền với quần áo. Nó trở nên cần thiết vì cung cấp nhiều thông tin và tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng khi mua hàng.Nếu xét theo chức năng chúng ta có tới 7 loại nhãn mác trên quần áo phổ biến. Cụ thể những loại nhãn mác này sẽ được trình bày ở phần dưới đây.
Nhãn thương hiệu hay còn gọi là nhãn chính của quần áo. Đây là loại mác thường có logo thương hiệu của shop, hãng sản xuất quần áo. Vai trò của nhãn chính là vô cùng quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi mua hàng của khách.Có thể nói tầm ảnh hưởng của thương hiệu tới từ độ bền, kiểu dáng, chất liệu, cảm giác khi mặc…Điều này là gần như không phải bàn cãi. Ví dụ bạn đi mua quần bò Levis hay áo sơ mi Polo, hay đồ Gucci, Hermes chẳng hạn.Nhãn chính có thể bằng bất cứ loại chất liệu nào như: vải, da, PVC…Nhãn thương hiệu này thường được may vào sau cổ áo, cạp quần.
Mác size trong số các loại nhãn mác quần áo cung cấp thông tin duy nhất đó là kích cỡ của quần áo. Thông thường mác size thường có các ký hiệu dạng chữ như: S, M, L, XL, XXL hoặc dạng số như size 29, 30, 31…Mác size cung cấp kích thước của quần áo phù hợp với thể trạng của người mua. Dựa vào thói quen dùng kích cỡ mà qua quần áo cho vừa người người mặc.Mác size thường được may vào quần áo hay dán ở trên tag giấy. Nó thường được làm bằng vải, satin hay cotton. Mác size có kích thước nhỏ, thường được may dạng gập đôi ở giữa, hoặc là một tem tròn dạng dán.
Tag quần áo
Tag quần áo hay còn được gọi là hang tag hay thẻ treo, thẻ bài. Chúng có nhiều chất liệu nhưng chủ yếu được làm từ giấy.Nội dung của thẻ tag quần áo thường in logo, thông tin sản phẩm. Một số nội dung trên thẻ tag như: logo, địa chỉ, giá cả, thông tin liên hệ…Tag quần áo thường có một đầu đục một lỗ nhỏ vào treo bằng mọt sợi dây nhỏ bằng nhựa, cotton, hoặc chất liệu khác vào quần áo.
Nhãn hướng dẫn sử dụng – care label
Nhãn hướng dẫn sử dụng hay còn được biết đến với tên gọi Care label. Đây là loại nhãn mác ghi chú cách bảo quản phơi, giặt là, ủi quần áo. Cụ thể là các thông tin như: chỗ phơi, cách phơi, nhiệt độ giặt là, sấy khô, cách giặt, chất tẩy…Để biết cụ thể về hướng dẫn giặt là, khách hàng sẽ xem cụ thể các ký hiệu trên nhãn. Mỗi ký hiệu đều hàm chứa một nội dung cụ thể. Nếu như không biết bạn có thể tìm kiếm trên google.com để tham khảo.
Đây là một loại nhãn nhỏ, có hình chiếc lá cờ của quốc gia sản xuất ra chiếc quần áo đó. Trong kinh doanh nhãn cờ chủ yếu mang thương hiệu quốc tế.Ví dụ quần áo sản xuất tại Mỹ sẽ có hình cờ Hoa Kỳ, quần áo sản xuất tại Italya sẽ có hình cờ 3 sọc màu xanh dương, trắng, đỏ.Nhãn cờ chủ yếu được làm bằng vải hoặc kim loại. Thường nhãn được gắn ở phía sau, bên ngoài chủ yếu ở quần, ít khi gặp ở áo.
Nhãn nhà sản xuất đôi lúc cũng có thể là nhãn thương hiệu. Trường hợp khác ở đây là các shop thời trang có thể đặt mua hàng ở một hãng sản xuất nào đó nhưng lại in nhãn thương hiệu cho riêng mình. Kiểu giống như dạng phân phối hàng cho một hãng may mặc nào đó.Ví dụ: bạn mua quần áo ở một cửa hàng lẻ nào đó có thể gặp nhãn thương hiệu Boss cho quần bò chẳng hạn. Còn nếu mua ở May 10 thì nhãn thương hiệu cũng chính là nhãn nhà sản xuất
Nhãn mác đặc biệt là loại nhãn mác nhằm mục đích gây sự chú ý cho khách hàng. Mục đích là đánh mạnh vào tâm lý khách hàng khi mua. Ví dụ mác: 100% Cotton, -30% Special Price…H3: Nhãn đánh dấu lô sản xuấtLoại mác này thường làm bằng vải satin, in lô sản xuất, lô xuất xưởng. Mục đích là tiện quản lý như: thu hồi, kiểm soát… Mác này khá ít gặp nhưng chúng tôi vẫn đề cập để khách hàng được nắm rõ.
Chất liệu làm tem nhãn khá đa dạng. Chúng gồm một số chất liệu dưới đây.
Nhãn mác bằng kim loại thường được dùng cho cả quần áo, mũ hay giày dép. Đây là một miếng kim loại được dập hoặc đúc logo thương hiệu.Nhãn loại này có thể là nhôm, inox, bạc, đồng hoặc hợp kim. Vị trí của nhãn mác quần áo bằng kim loại thường được đính ở phía sau của quần. Hay gặp nhất là quần bò, quần kaki. Chúng gần như không sử dụng ở áo.
Như đúng với tên gọi, nhãn quần áo loại này sử dụng chủ yếu chất liệu là da. Chúng có thể là da tổng hợp(PU) hoặc da tự nhiên, da lộn. Một số tên gọi khác như thẻ da, miếng dán da có logo.Nhãn mác bằng da chủ yếu dùng cho một số quần áo như: quần áo bò, áo da. Vị trí của nhãn ở sau hoặc bên hông cạp với quần vào phần sau lưng phía trong với áo.Phương án làm loại nhãn mác này có thể là in, dập nổi hoặc ép nhiệt. Đôi khi chúng ta sẽ thấy có miếng kim loại màu vàng hoặc bạc được đính vào miếng da này. Nhãn da được may trực tiếp vào quần áo bằng chỉ, hoặc có thể dán hoặc ủi vào sử dụng Velcro.
Nhãn mác PVC được làm chủ yếu từ nhựa và cao su mềm. Tên gọi tiếng anh của nó là Polyvinyl Clorua. Nhãn PVC và nhãn Silicone đều là những loại mềm, có nguồn gốc cao su. Loại nhãn mác này thường được may vào bộ quần áo ngoài trời như: quần áo công nhân lao động, quần áo bảo hộ…Nhãn PVC có thể được ép logo thương hiệu và may hoặc hóa dán, dính vào quần áo. Đôi khi có thể bắt gặp việc đính qua một miếng nam châm mỏng.
Có lẽ, đây là một trong số các loại nhãn mác quần áo được sử dụng nhiều nhất. Hẳn là trong chúng ta ai cũng đã từng gặp chúng.Loại nhãn quần áo này được làm từ chất liệu vải. Chúng bao gồm nhiều loại như vải cotton, vải satin, nylon, taffeta, polyester, vải ruy băng hay vải dệt, không dệt. Đặc tính chung của loại nhãn mác này là bền, dai, mềm mại.Hai phương pháp làm loại mác này là in và dệt. Vị trí của loại mác này thường đính bên trong mọi loại quần áo. Một số vị trí hay gặp như: cổ áo, thân áo, cánh tay
Tìm hiểu thêm các loại nhãn mác trên quân áo:
> mác vải quần áo dạng mác dệt và mác in <<<
Nhãn TPU có tên viết đầy đủ là “thermoplastic polyurethane”, đây là một loại nhãn đàn hồi nhựa nhiệt dẻo thuộc lớp polyurethane của nhựa. Loại nhãn này có nhiều màu sắc và có cả màu trong suốt. Bề mặt của chúng có thể nhẵn, trơn hoặc hơi nhám.Nhãn TPU khá ít gặp khi may mặc quần áo. Một vài loại nhựa TPU chúng ta gặp hàng ngày mà không biết đó là vỏ ốp trong suốt của điện thoại. Tuy nhiên với nhãn mác quân áo TPU thì thường có độ mỏng và dẻo, mềm hơn.Mác TPU được in thương hiệu hay thông tin của quần áo lên trên. Phương pháp chủ yếu là in lưới.
Loại nhãn này khá đặc biệt. Chúng được làm từ một lớp nền keo nhiệt. Khi sử dụng chúng ta bóc lớp nhãn này ra và để lên bề mặt quần áo sau đó dùng bàn là là lên trên bề mặt nhãn.Dưới tác dụng của nhiệt độ, lớp keo trên bề mặt của nhãn này sẽ dính chặt vào quần áo. Đặc điểm của dòng nhãn là, nhãn ủi này là chống nước, có độ bền cao và không kích ứng da.Loại nhãn này có thể dùng cho áo sơ mi, quần âu, đồng phục. Thường thì loại nhãn này có in logo, thông tin thương hiệu shop.
Loại nhãn mác quần áo này khá giống với nhãn ủi. Chúng cũng được dùng nhiệt độ để ép lên quần áo. Tuy nhiên nhãn chuyển nhiệt phải dùng qua 1 tấm giấy in chuyển nhiệt chứ ko ép trực tiếp lên áo. Lớp giấy chuyển nhiệt này thường là một lớp màng đặc biệt, có thể là màng tổng hợp hoặc màng nhựa.Sau khi in nội dung lên lớp màng này, chúc ta bóc màng và dán lên quần áo, sau đó cho vào máy ép nhiệt một thời gian ngắn.Mác in chuyển nhiệt thường dùng loại mực in có độ bền cao. Do đó bạn hoàn toàn có thể giặt, là hay phơi dưới ánh sáng mà không sợ gì.
Nhãn may bao gồm tất cả các loại nhãn như: nhãn dệt, nhãn in, nhãn bằng da, vải… miễn là chúng có thể may được vào quần áo.Nhãn may thường có các lỗ nhỏ để chỉ khâu vào quần áo. Các loại nhãn may có thể được gắn cả bên trong hoặc bên ngoài quần áo.
Loại nhãn đính và găm vào quần áo thường là nhãn kim loại. Có hai cách để đính vào quần áo đó là sử dụng đinh tán hoặc dùng chân uốn cong.Các kim loại làm mác này thường có độ bền, không gỉ sét, không bám vân tay. CHúng khá dễ gắn, đóng mở êm, có thể đóng mở nhiều lần.
Đây là loại mác mà nội dung trên mác được dệt vi tính từ chỉ. Màu sắc của mác được quyết định bởi màu nền của chỉ dệt. Nhãn dệt có thể dệt được nhiều màu sắc khác nhau nhưng là màu đơn lẻ.Mác dệt có độ thẩm mỹ cao, bền màu, sắc nét. Mác dệt không bị phai màu khi giặt. Giá thành của nhãn dệt thường cao hơn mác in.
Nhãn in là một loại nhãn mác quần áo mà nội dung trên nhãn được in trực tiếp lên đó. Có nhiều chất liệu để làm nhãn in nhưng chủ yếu là vải satin và vải cotton, vải canvas hay TPU.Mực in trên loại nhãn này là loại chịu được nước, nhiệt và khá bền. Do đó khi sử dụng mác in không phải lo lắng về chất lượng.
Một ví dụ điển hình của loại nhãn này là mác trên quần jean. Ngoài ra loại này rất hay được sử dụng làm túi xách, giày dép, mũ.Thông tin trên nhãn da được dập trực tiếp vào thông qua một miếng kim loại nóng.Nhãn da có thể là loại da một hoặc hai lớp. Nó có thể là da tổng hợp hoặc da tự nhiên. Nhãn da được đính lên quần áo có thể qua miếng dán keo 3M hoặc khâu trực tiếp.
Đây là loại nhãn bằng kim loại được gắn lên quần áo. Thông thường chúng sẽ được đúc thành hình logo và gắn vào quần áo mua những đầu móc kẹp sắt có thể dễ dàng uốn cong để gim.Nhãn đúc chủ yếu là dùng để trang trí quần áo. Chúng thường được mạ và tráng lớp men sáng bóng có tác dụng tránh ôxy hóa.
Nhãn thuê có bề ngoài gần giống như nhãn dệt, tuy nhiên nội dung trên nhãn thêu thường dày hơn, bề mặt trông nặng hơn và dai hơn.Nhãn thêu thường được làm thủ công. Chúng thường được sử dụng cho quần áo thể thao và được đặt bên ngoài quần áo. Một ví dụ điển hình của nhãn thêu đó là tấm phù hiệu trên tay áo.
Trong số các loại nhãn mác trên quần áo thì loại nhãn mác này ít gặp hơn cả.
Loại nhãn này có tên gọi khác là nhãn nỉ, nó được hàng hợp nhất giữa vật liệu silicone và PVC trên vải nỉ bằng kỹ thuật tần số cao.Mục đích của loại nhãn này cũng chủ yếu là để trang trí quần áo. Thông thường chúng có thể được rửa bằng nước lạnh, không sử dụng chất tẩy trắng.
Sinh năm 1987, Tốt nghiệp chuyên ngành quản lý kinh tế- ĐH Thương Mại, Tốt nghiệp lớp Quản lý nghiệp vụ in - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp In. Kinh nghiệm quản lý và in ấn trên 15 năm.
Thông tin liên hệ: 094 6666 395
Email: hai.inbacviet@gmail.com
Từ xa xưa cho tới tận ngày nay, gửi và nhận lì xì luôn là một tục lệ tốt đẹp nhân dịp Tết đến xuân về của người Việt...
Bạn muốn tìm những mẫu sửu châu chibi dễ thương để thiết kế phong bao lì xì. Bạn mất nhiều thời gian tìm kiếm nhưng chưa tìm được mẫu nào...
Cứ mỗi dịp tết đến, hình ảnh những chiếc phong bao lì xì lại tràn ngập thị trường. Trong số những mẫu lì xì mới, chúng ta bắt gặp bao...
Vào mỗi dịp năm mới, trẻ em thường rất háo hức được nhận lì xì từ người lớn. Bao lì xì chứa đựng ý nghĩa về tinh thần rất lớn...
Bạn đang có ý định làm tờ rơi tiếng anh hoặc muốn dịch thuật, nhưng bạn lại không hiểu tờ rơi quảng cáo tiếng anh là gì. Bài viết này...
Công ty TNHH IN Thiết kế Bắc Việt nhận cung cấp dịch vụ in trên giấy kraft uy tín. Dịch vụ được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo chất lượng...
Chúng tôi sử dụng nguyên liệu tốt nhất cùng máy móc hiện đại để mang đến tận tay khách hàng sản phẩm với sự hài lòng