In Tem Nhãn Rượu

Dịch Vụ In Tem Nhãn Rượu Uy Tín, Chất Lượng Và Chuyên Nghiệp. Tư Vấn Một Số Quy Định Của Pháp Luật Về In Ấn Tem Nhãn Chai Rượu.


 

Tem nhãn hàng hóa là quy định bắt buộc đối với sản phẩm khi đưa vào lưu thông. Đặc biệt với rượu là một loại hàng hóa tiêu thụ đặc biệt. Pháp luật có một số quy định về việc in tem nhãn rượu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn diện nhất khi đặt in tem nhãn cho sản phẩm này.

 

Nội dung chính

Chất liệu và công nghệ sử dụng in tem nhãn rượu

Khi nói đến Tem nhãn sản phẩm thường nhắc đến ba loại tem đó là: tem chính, tem phụ và tem niêm phong. Đối với mặt hàng rượu nhập khẩu nhập khẩu, bắt buộc phải có đủ ba loại tem nhãn này.

 

Mẫu in tem nhãn rượu đẹp
07 mẫu tem rượu đẹp

 

Chất liệu in tem chính của nhãn rượu

Tem rượu chính thường chứa thông tin logo, thương hiệu và tính chất loại rượu của nhà sản xuất. Tem chính được thiết kế theo những thông điệp của nhà sản xuất. Nó là một trong những cơ sở ra quyết định mua hàng của khách hàng.

Một chai rượu có thể có 2 tem chính gồm một tem về thương hiệu mặt trước và một tem về thành phần, sử dụng ở mặt sau. Với rượu nhập khẩu thì tem chính thường mang thương hiệu nước ngoài. Do đó nhà nhập khẩu sẽ in thêm tem phụ dán vào mặt sau sản phẩm rượu nhập khẩu.

Chất liệu sử dụng cho loại tem chính này khá đa dạng. Tuy nhiên hay gặp nhất là từ giấy decal và giấy mỹ thuật. Đặc biệt các loại rượu nhập khẩu rất hay sử dụng loại giấy mỹ thuật mỏng, thiết kế in màu sắc trang nhã. Có thể nói tem chính là bộ mặt của sản phẩm do đó việc lựa chọn chất liệu in ấn vô cùng quan trọng.

Công nghệ in ấn tem nhãn rượu thường là công nghệ in offset, in UV hoặc in label dạng cuộn. Cả ba phương pháp này đều cho chất lượng in ấn tem rượu là như nhau. Tuy nhiên một số tem nhãn rượu có yêu cầu tính thẩm mỹ cao thì in UV là đáp ứng được tốt nhất.

 

In Tem Nhãn Rượu
Mẫu Tem Nhãn Rượu Đẹp

 

Chất liệu in tem nhãn phụ của rượu nhập khẩu

Khi nhập khẩu rượu, theo quy định của pháp luật việt nam. Tem nhãn rượu phải được dán nhãn phụ. Loại nhãn phụ này không đòi hỏi chất liệu cầu kỳ như nhãn chính.

Nhãn phụ của tem nhãn chai rượu có thể đơn giản là giấy thường quét hồ dán hoặc tiện lợi hơn là decal bóc dán. Tem nhãn phụ thường được in đơn màu, hay gặp nhất là màu đen. Trên tem phụ sẽ diễn dải những thông tin chi tiết về sản phẩm rượu. Thường thì tem phụ sẽ được dán phía sau của tem chính.

Chất liệu tem niêm phong khi in tem nhãn rượu

Tem nhãn niêm phong của chai rượu thường là decal vỡ được in các công nghệ phù hợp. Vị trí dán của tem này là nơi vắt qua chỗ rượu có thể được lấy ra trên bao bì.

Tem vỡ dán nắp chai rượu tốt nhất là nên dùng loại vỡ dai, kích thước hình chữ nhật khoảng 1x6cm dán tràn qua hai bên nắp chai rượu. Loại tem này khi dán vào nắp chai rồi sẽ đánh dấu niêm phong. Khi nắp chai bật ra thì tem sẽ vỡ thành từng thớ dài.

 

Những quy định về việc in tem nhãn rượu cần biết

Pháp luật quy định về việc in tem rượu, đặc biệt là với các loại rượu nhập khẩu rất chặt chẽ. Trong đó Bộ Tài Chính cũng có công văn số 160 /2013/TT-BTC về việc Hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem rượu.

 Theo như công văn quy định thì mỗi chai rượu được dán 01 con tem. Tem rượu nhập khẩu được dán tại nơi kiểm tra thực tế hàng hóa dưới sự giám sát của hải quan. Với loại rượu nhập khẩu về đóng chai thì doanh nghiệp tự thực hiện tai cơ sở đóng chai và chịu trách nhiệm về việc dán tem.

Với rượu sản xuất trong nước, doanh nghiệp đăng ký phải dán tem theo quy định tại nơi sản xuất. Dán sau khi được đóng chai, trước khi đem ra thị trường tiêu thụ.

Với tem rượu nhập khẩu tổng cục hải quan sẽ thực hiện việc in ấn và cấp cho hải quan các tỉnh. Đây là loại tem độc quyền của hải quan cấp dựa trên hạn ngạch đơn vị đăng ký. Doanh nghiệp không được phép mua, đặt in bên ngoài. Khi thừa, hỏng, mất đều phải thông báo cho cơ quan này.

>> Xem thêm : chất liệu in tem nhãn <<



SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ